* Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus sởi gây ra, lây qua đường hô hấp, có thể gây dịch, chủ yếu gặp ở trẻ em.
Bệnh có biểu hiện viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, rối loạn tiêu hóa sau đó phát ban đặc hiệu ngoài da.
* Nguyên nhân
Mầm bệnh
Virus sởi thuộc chi Morbilivirus nằm trong họ Paramyxoviridae.
* Nguồn bệnh
Bệnh nhân sởi, đặc biệt là giai đoạn đầu trước khi phát ban
Đường lây truyền
Lây trực tiếp qua đường hô hấp.
* Khối cảm thụ
Phần lớn là trẻ em từ 1-4 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít mắc vì có miễn dịch của mẹ.
Sau khi bị sởi, trẻ có miễn dịch bền vững.
Bệnh thường gặp vào mùa đông-xuân
* Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn ủ bệnh (10 – 12 ngày)
Chưa có triệu chứng đặc hiệu , có thể có sốt nhẹ và dấu hiệu về đường hô hấp không rõ ràng .
Giai đoạn khởi phát (thời kỳ viêm long: 3 – 4 ngày)
Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt cao 390C – 400C , kèm theo mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ khớp
Xuất tiết ở niêm mạc:
Mắt: đỏ mắt, chảy nước mắt, phù mi mắt, sợ ánh sáng, có dử mắt
Hô hấp: sổ mũi, hắt hơi, ho khan, khàn tiếng, khò khè.
Tiêu hóa: Tiêu chảy, đôi khi đau bụng.
Dấu hiệu hạt Koplik: (đặc thù cho bệnh sởi)
Vị trí: niêm mạc má ngang răng hàm số 6.
Tính chất: niêm mạc màu đỏ hồng, trên có những chấm trắng nhỏ. Tồn tại 24-48h và mất đi 1 ngày sau phát ban ở da.
Giai đoạn toàn phát (phát ban: 5-7 ngày)
Trước khi nổi ban, nhiệt độ tăng vọt lên 400C, ho liên tục, co giật, mê sảng.
Sau đó xuất hiện ban: dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn như nhung, hình tròn hoặc hình bầu dục, xung quanh ban da bình thường, có thể rải rác hoặc thành đám kích thước 3-6mm.
Ban mọc tuần tự:
Ngày đầu tiên: mọc ở chân tóc, sau tai, sau đó lan ra mặt và cổ.
Ngày thứ hai: mọc xuống thân mình: lưng, ngực, tay.
Ngày thứ ba: mọc xuống đến chân, cả mu và gan chân.
Ban mọc ở bên trong niêm mạc (nội ban):
Đường tiêu hóa: gây rối loạn tiêu hóa.
Đường hô hấp: gây viêm phế quản.
Chú ý: trong khi ban mọc, sốt lui dần, khi mọc đến chân thì hết sốt.
Giai đoạn lui bệnh
Sau khi ban mọc khắp người, ban bay theo thứ tự từ trên xuống dưới, khi bay hết để lại vết thâm trên da có tróc da mỏng, mịn kiểu bụi phấn (dấu hiệu vằn da hổ).
Chẩn đoán
Chẩn đoán xác định
Chủ yếu dựa vào lâm sàng và dịch tễ
Lâm sàng:
Hội chứng nhiễm khuẩn.
Hội chứng viêm long đường hô hấp.
Ban giai đoạn sớm: hạt Koplick
Giai đoạn toàn phát: ban dát sẩn, mọc theo thứ tự từ mặt xuống thân mình và chi. Ban cũng bay theo thứ tự để lại trên da vết vằn da hổ.
Dịch tễ: trẻ em 1- 4 tuổi, mùa đông xuân, đang có dịch.
Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh Rubela
Sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp, dấu hiệu nhiễm độc không rõ.
Ban dát sẩn dạng sởi nhưng thường nhỏ hơn, thưa hơn và thường mọc sớm ngay từ ngày thứ 1-2, mọc cùng một lúc, khi bay không để lại vết vằn da hổ, không có hạt Koplick.
Hạch sau tai, chẩm sưng đau.
Chẩn đoán xác định bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu.
Ban dị ứng
Ban toàn thân không theo thứ tự, thường ngứa…
Biến chứng
Đường hô hấp
Đường hô hấp trên:
Viêm thanh quản thường xuất hiện sớm.
Đường hô hấp dưới:
Viêm phổi là một biến chứng phổ biến của sởi.
Hệ thống thần kinh trung ương (hiếm gặp)
Viêm não cấp hay viêm não tuỷ.
Viêm tai giữa (ít gặp)
Mắt: Viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mủ toàn mắt.
Đường tiêu hoá: rối loạn tiêu hóa,ỉa chảy.
Điều trị bệnh
Nguyên tắc điều trị
Thuốc:
Chưa có thuốc đặc hiệu chỉ điều trị triệu chứng:
- Hạ sốt.
- An thần
- Giảm ho long đờm
- Sát trùng mũi họng
- Kháng sinh kết hợp corticoid khi có biến chứng .
Chăm sóc
- Vệ sinh thân thể.
- Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ .
Phòng bệnh
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Cách ly trẻ bệnh.
- Tiêm phòng: vaccin sởi
(Nguồn: https://nhathuocthanthien.com.vn/benh/soi/)
0 Comments
Post a Comment