Không chỉ là món ăn, loại rau này còn nhiều công dụng chữa bệnh độc đá
Bài viết trên Báo Sức khoẻ và Đời sống cho biết, trong Đông y, mướp vị
ngọt, tính mát, không độc, tác dụng điều kinh, chỉ đới, bình can tức phong,
thanh nhiệt, nhuận da, thông kinh lạc, thông đại tiểu tiện, hành huyết mạch.
Mướp già đốt tồn tính, dùng làm thuốc có thể khử phong, hóa đờm, lương huyết,
giải độc, sát khuẩn, thông kinh lạc, thông sữa.
Mướp là loại quả quen thuộc đối với người dân Việt Nam. |
Y dược
học hiện đại phát hiện quả, lá, dây của cây mướp đều có thể chữa bệnh. Từ mướp
có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, đồ uống giải khát và chữa bệnh. Trong
quả mướp chứa nhiều nước, protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt,
beta-caroten, B1, B6, B2, C.
Tác dụng
chữa bệnh của quả mướp
1. 1. Chống viêm
Quả mướp
không những có khả năng chống viêm, chống các nếp nhăn và làm đẹp dung nhan, mà
còn hỗ trợ trong điều trị các chứng đau họng, ho, hen xuyễn, viêm tuyến má, ho
bách nhật, đau răng, đau lưng, đậu không bay, tắc sữa, đau bụng kinh, kinh
nguyệt quá nhiều, viêm bàng quang.
2. 2. Giúp làm đẹp da
Quả, lá,
dây mướp đều có tác dụng chống nhăn da. Lấy quả mướp, hoặc lá hoặc giây mướp
thật non, giã nát rồi vắt lấy nước. Nước mướp này bôi mặt ngày vài lần, không
những có thể giữ cho da đẹp mà còn giúp trị các bệnh như da tàn nhang, viêm lỗ
chân lông, mũi đỏ do uống nhiều rượu.
3. 3. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Mướp
tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn lượng vừa đủ. Mướp và táo gọt vỏ,
rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa với nước chanh và đường phèn, dùng làm
nước giải khát trong ngày. Mỗi liệu trình 10 ngày.
4. 4. Thông sữa, lợi sữa
Dùng 1
quả mướp tươi, 10g muối ăn, nấu sôi với 1 lít nước, cho sản phụ uống đến khi
sữa ra nhiều. Có thể nấu mướp với chân giò lợn để ăn với cơm hàng ngày. Ăn liền
5 ngày.
5.
Chữa viêm họng
Lá mướp hương rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, gạn uống
làm một lần.
6. Chữa ho, hen kéo dài
Lá mướp hương 15g nấu nước uống hoặc chế biến dưới dạng cao lỏng
1/1, mỗi lần uống 0,5ml.
7. Chữa sốt cao, đau đầu
Hoa mướp 20g, hạt đậu xanh 100g. Đậu xanh để cả vỏ, ninh nhừ rồi
lấy khoảng 400ml nước cốt. Vớt xác đậu xanh ra, cho hoa mướp đã thái nhỏ vào,
đun sôi trong 5 – 10 phút. Để nguội. Chắt lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong
ngày.
8. Trị nổi mề đay
Lá mướp tươi 1 nắm, nghiền nát thành nước, thêm vào một chút
băng phiến, bôi lên vết lở, nổi.
9. Trị mồ hôi chân quá nhiều
Lấy mướp già đốt thành tro, tản rắc ở trong giày, chân trần
không tất đi vào giày liên tục 15 ngày.
Bài viết trên báo Lao động cũng nêu một số công dụng tuyệt vời
của mướp như:
10. Phòng ngừa bệnh về mắt
Thoái hóa điểm vàng là một vấn đề về mắt có thể dẫn đến mù lòa.
Hàm lượng vitamin A dồi dào trong mướp rất hữu ích để ngăn ngừa các vấn đề về
mắt và loại quả này cũng là nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời nhất trong số
các loại rau củ.
11.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Mướp cũng góp phần vào việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Mangan
trong mướp là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất các enzym tiêu hóa có
ích cho quá trình tạo gluconeogenesis. Nghiên cứu cho thấy, mangan có thể thúc
đẩy bài tiết insulin, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
12. Có lợi cho tim mạch
Lợi ích sức khỏe của mướp đối với tim có thể được nhận thấy
thông qua hàm lượng vitamin A dồi dào. Theo các chuyên gia, việc tiêu thụ 900mg
vitamin A có thể làm giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính, do đó làm
giảm nguy cơ bệnh tim.
13. Ngăn ngừa đau cơ
Công dụng tiếp theo của mướp là ngăn ngừa chuột rút, cơn đau và
co thắt ở các cơ. Hàm lượng kali trong mướp góp phần ổn định chất lỏng và thư
giãn các cơ.
14. Giảm viêm khớp
Hàm lượng đồng trong mướp cung cấp một chất chống viêm hữu ích
để làm dịu tình trạng cứng và đau do viêm khớp. Đó là lý do nhiều người bị viêm
khớp thường sử dụng vòng tay bằng đồng vì họ tin rằng, vòng tay bằng đồng có
thể hỗ trợ giảm đau.
15.
Vitamin B6 trong mướp sản xuất hemoglobin trong máu, giúp vận
chuyển oxy đến tất cả tế bào và máu. Vì vậy, hãy thêm mướp vào thực đơn hàng
ngày để bổ sung vitamin B6, giúp giảm các triệu chứng thiếu máu và ngăn ngừa
bệnh thiếu máu.
Nguồn: (vtcnews.vn)
0 Comments
Post a Comment